Phác đồ tổng hợp điều trị sốt do virus của Diện Chẩn

Diện Chẩn điều trị số do Virus

Các bạn thân mến! Dưới đây tôi sẽ tổng hợp và giới thiệu với các bạn các phác đồ điều trị các bệnh virus cấp tính và phương pháp phòng bệnh virus đường hô hấp.

Các phác đồ điều trị này dựa trên Diện Chẩn – Điểu Khiển Liệu Pháp.

Phương pháp phòng bệnh virus cấp tính đường hô hấp

Virus đường hô hấp muốn gây được bệnh, trước hết phải bám vào niêm mạc mũi, sau đó xâm nhập vào các tế bào đường hô hấp, sinh sản trong đó và gây bệnh.

Để phòng bệnh, trước khi tiếp xúc với người bệnh, chỉ cần dùng tăm bông nhúng vào dầu thực vật (loại dầu ăn), rồi bôi lên niêm mạc mũi, tạo một lớp màng ngăn, không cho virus tiếp xúc với niêm mạc mũi. Khi ra khỏi vùng bệnh, rửa sạch mũi bằng cách hít nước muối loãng. Rửa mũi bằng nước muối loãng vừa có tác dụng phòng bệnh, vừa có tác dụng rửa sạch virus tránh tái nhiễm trong khi điều trị.

Các phác đồ điều trị bệnh virus:  

*PHÁC ĐỒI  CỦA LƯƠNG Y TẠ MINH: TÁC ĐỘNG LÊN 8 VÙNG TRÊN MẶT

Cách tác động: Từ vùng 1 đến vùng 5, dùng cào nhỏ (hoặc dĩa 3 chạc loại dầy, đầu tù) CÀO NHƯ GÃI NHẸ mỗi vùng 30-40 lần. Các vùng 6, 7, 8, dùng đầu dò (hoặc chạc ngoài cùng của dĩa) vạch mỗi vùng 30-40 lần. Cần cào theo thứ tự vùng. Bệnh nhân thường sốt, cào bên phải trước, bên trái sau.

1) Sống mũi

2) Bờ sau tóc mai

3) Đối bình tai

4) Chân tóc trán

5) Góc trong của mắt

6) Đường cong cánh mũi

7) Đường pháp lệnh hay nếp nhăn mũi-má

8) Đường cong ụ cằm.

Tác động hết 8 vùng là một lượt điều trị. Tác động 4 lượt cách nhau 1 tiếng.

Dùng các phác đồ này cùng với kháng sinh sẽ làm tăng hiệu quả điều trị bệnh nhiễm trùng.

Ngoài ra, tác động theo phác đồ này còn có tác dụng tăng sức đề kháng, chỉ có một điểm khác là cào bên trái trước, bên phải sau. Tác động 4 lượt mỗi ngày, 10 ngày là 1 liệu trình. Nghỉ vài ngày giữa 2 liệu trình. Lặp lại vài liệu trình.

Thực tế, tôi cào thứ tự như sau: 1- 2 và 3 phải rồi sang 2 và 3 trái. Từ vùng 4 trở đi, cào như trên.

*PHÁC ĐỒ TỔNG HỢP CỦA BS LÂM HỮU HÒA
– Tác động trên MẶT:

1- Cào và vạch toàn bộ Phác đồ I bên trên.

– Tác động trên BÀN TAY:

2- Vạch khe liên ngón 2-3: Hạ sốt

3- Cào mu ngón tay cái phản chiếu (PC) cột sống: Điều chỉnh hệ TKTV

4- Cào điểm ở nếp cổ tay phần mu bàn tay, phía ngón út: phản chiếu (PC)  hệ bạch huyết nửa thân trên.

5- Cào điểm ở nếp cổ tay phần mu bàn tay, phía ngón cái: PC hệ bạch huyết nửa thân dưới.
6- Cào điểm ở khe liên ngón 1-2 gần khớp bàn-ngón cái: PC hệ bạch huyết vùng ngực.



– Tác động trên BÀN CHÂN

7- Cào vùng trước trên mắt cá ngoài: PC hệ bạch huyết nửa thân trên.

8- Cào vùng trước trên mắt cá trong: PC hệ bạch huyết nửa thân dưới.

9- Cào khe liên ngón 1-2: PC hệ bạch huyết vùng ngực.




Cào theo thứ tự: cào bên phải trước bên trái sau. Mỗi vị trí cào hoặc vạch 40 lần. Cào hết các vùng ở mặt, tay và chân là 1 lượt điều trị. Cào 4-5 lượt, cách nhau 1 tiếng.

Thực tế, tôi cào 1 đường từ điểm 4 sang 5 và cào hết các vùng trên tay phải rồi sang tay trái, cào chân phải rồi sang chân trái.

Phác đồ tổng hợp này điều trị cho bệnh nhân được điều trị muộn (từ ngày thứ 2 của bệnh trở đi) hoặc sốt cao cho kết quả rất tốt.

Chúc các bạn khỏe mạnh!

BS Lâm Hữu Hòa 

Diện Chẩn Chữa Cận Thị - PP Nguyễn Đăng Kỳ

Phác đồ chữa cận thị của ông Nguyễn Đăng Kỳ


A .  Phác đồ chữa cận thị:
Những người cận đầu tiên tôi chữa theo phác đồ của lương y Trần Dũng Thắng ở TPHCM: 34,6,34,1,127,267,130,3,358 và lăn quanh mắt. Phác đồ này hiệu quả nhanh nhưng gặp người cận nặng (4 hay 5 điốp trở lên) thì chưa đủ mạnh.

Diện Chẩn Chữa Cận Thị

Sau đó tôi may mắn được gặp lương y Trần Cẩm ở 3B Đặng Thái Thân, Hà Nội. Ông có biệt tài chữa bệnh về mắt bằng Diện Chẩn.. Ông có cảm tình với tôi, giảng giải cho tôi rất nhiều điều. Tiếc là ông mắc bệnh hiểm nghèo, quy tiên quá sớm. Kính trọng và biết ơn ông, tôi đã suy ngẫm kỹ và đem những hiểu biết mà ông truyền dạy phục vụ nhân dân. Phác đồ chữa cận thị ông  cho là: 4,8,20,12,13,65,100,131,130,267.34,267,358,423,180,Ê Minh, Đại Trùy, Tam âm giao, Túc Quang Minh, Nội Quan, Hợp Cốc. (Phác đồ trên có Sinh huyệt 4 là Sinh huyệt 46 được viết tắt. Sau này còn có Sinh huyệt 2 là Sinh huyệt 24 được viết tắt cho dễ nhớ.)


Tôi không có nghiệp vụ đông y, không biết Đại trùy, Tam âm giao, Túc quang minh ở đâu nên bỏ qua, chỉ dùng sinh huyệt của Diện Chẩn với Nội quan, Hợp cốc, Phong trì thôi kết quả vẫn tốt nên đã kiên nhẫn vận dụng suốt 10 năm.

Gặp trường hợp quá nặng, tôi kết hợp cả 2 phác đồ của L.Y Trần Cẩm và LY Trần Dũng Thắng. Thấy chậm hiệu quả thì tôi bổ sung thêm 2,4,65,130,175 và Sinh huyệt không có số ở khu vực giữa 131 với 358. (Sinh huyệt không có số là do dùng cây dò huyệt truy tìm điểm báo đau phát hiện ra. Khi dùng Sinh huyệt không số tôi luôn thận trọng hỏi người bệnh có thấy nhói đau mới là đúng. ) Những phác đồ trên nếu người cận đơn thuần thì khỏi, nhiều người khỏi rất nhanh. Còn những người cận lại có bệnh về mắt kèm theo như: Teo thần kinh thị giác, Viêm thần kinh thị giác, Viêm võng mạc, Xuất huyết võng mạc, Trắng giác mạc … thì việc xử lý sẽ phức tạp hơn (sẽ nói kỹ ở phần sau).

B . Trình tự chữa cận :

1/ Tác động vào sinh huyệt:
Dùng cây dò huyệt chấm dầu cù là hoặc dầu Bạch hổ day ấn 15 đến 20 lần vào mỗi Sinh huyệt theo thứ tự của phác đồ. (Tôi cố ý chấm dầu để sát trùng que dò, bôi trơn, lưu ấm nóng cho Sinh huyệt thay vì dán cao Salonpas).

Chữa bệnh bằng Diện Chẩn tôi rất tâm đắc chữ TUỲ thầy Châu đã dạy. Chữa mắt cũng vậy. Bệnh nhẹ mà dùng phác đồ mạnh thì tốn thời gian day ấn, gây khó chịu cho người bệnh, nhất là các cháu nhỏ. Nếu bệnh nặng mà dùng phác đồ nhẹ thì lâu khỏi hoặc không khỏi. Tuỳ người bệnh, tuỳ tình trạng bệnh mà chọn phác đồ, hình thức tác động … sẽ có kết quả theo ý muốn. Với trẻ ở tuổi mẫu giáo đã cận, tôi vẫn chữa nhưng không chấm dầu (cay, nóng làm cháu sợ), ấn nhẹ phơn phớt (tránh đau); vừa làm, vừa nịnh, có lúc vừa làm vừa kể chuyện cổ tích gây hứng thú, các cháu không sợ rồi thích thú, hợp tác chữa bệnh và cũng thành công.

2/ Ép giác mạc:
Dùng con lăn bi sừng tròn nhẵn lăn dọc mắt từ trái sang phải. mỗi mắt 10 tiếng đếm, thứ tự như sau:
+ Mắt trái từ 1 đến 10 tiếng đếm
+ Mắt phải từ 11 đến 20 tiếng đếm, quay lại Mắt trái từ 21 đến 30 tiếng đếm.
+ Mắt phải từ 31 đến 40 tiếng đếm, Mắt trái từ 41 đến 50 tiếng đếm.
+ Mắt phải từ 51 đến 60 tiếng đếm
(Nghĩa là 60 giây chia đều cho 2 mắt, mỗi mắt 30 lần cách quãng).
Lăn nhanh, đếm chậm, lăn nhẹ nhàng êm ái, chỉ lăn để ép giác mạc, tuyệt đối không day tròn vì nếu day tròn có nguy cơ tổn thương giác mạc lại không tốt.

3/ Tác động vào đồ hình:
Học Diện Chẩn tôi tâm đắc 8 chữ vàng: Đồ Hình, Sinh huyêt, Đồng Ứng và Linh Động. Lúc đầu tôi không hiểu tại sao thầy Châu lại đặt 2 chữ Đồ hình lên trước, cứ tưởng sắp thế cho dễ đọc, dễ nhớ. Sau này thực hành chữa bệnh tôi mới thấy 2 chữ đồ hình thật giá trị. Nhiều lần chỉ một đồ hình phù hợp người bệnh khỏi tức thì mà không cần phải bấm hàng chục Sinh huyệt theo phác đồ kinh nghiệm. Những trường hợp như thế người bệnh thường tròn mắt nhìn tôi và thốt lên “Thuốc tiên” rồi sung sướng ra về. 

Tôi rất vui không phải vì được tặng thơ mà cảm giác như ngày xưa ở chiến trường nổ phát súng một tên giặc ngã. “ Mỗi viên đạn một quân thù”, chiến công như thế dễ gì lập nên. Việc này nói ra người chưa biết gì về Diện Chẩn sẽ không tin cho là khoác lác. Những ai đã làm Diện Chẩn thuần thục , nhuần nhuyễn thì đó là điều kỳ diệu, niềm vui đến bất ngờ, hứng khởi dâng trào, mệt mỏi tan biến, trí tuệ thăng hoa, sức mạnh vượt trội có khả năng vượt lên chính mình, vượt qua mọi rào cản, mọi sự đố kỵ hẹp hòi,  quan liêu, bảo thủ.
Tôi đã thường có cảm giác như thế khi chữa bệnh bằng Diện Chẩn và cả khi chữa cận thị.

Chữa cận thị cũng rất cần đồ hình, chỗ khác nhau là nếu dùng đúng đồ hình thì mắt sáng ngay, sáng nhanh chứ không thể khỏi tức thì, giác mạc chỉ xẹp dần dần cho tới khi trở lại như thuở ban đầu cha mẹ cho.

Diện Chẩn có đồ hình về mắt ở trán, ở cổ, ở lưng, ngực, trên bàn tay, bàn chân, ngón tay út … Cái khó là cũng một đồ hình có thê phù hợp với người này lại không phù hợp với người khác. Sử dụng đồ hình hiệu quả hay không là còn tuỳ thuộc vào sự chiêm nghiệm của mỗi người.

4/  Mátxa mắt:
Dùng con lăn đồng lăn quanh ổ mắt. (Không lăn trực tiếp vào mắt, dễ gây tổn thương giác mạc). Lăn quanh ổ mắt cần nặng tay hơn, thời gian không hạn chế. Mục đích là đưa máu lên nuôi mắt và cũng là để tác động vào những Sinh huyệt quanh mắt giúp cho mắt nhanh sáng. Mỗi ngày có thể mátxa mắt nhiều lần, nhưng tốt nhất là cách một giờ lại mátxa. Lăn mắt, mátxa mắt các cháu lớn có thể tự làm, các cháu quá nhỏ thì phụ huynh phải làm thay.

5 . Hơ ngải cứu:
Tôi hướng dẫn các cháu và phụ huynh các cháu hơ ngải cứu vào đồ hình mắt ở 2 bàn tay, bàn chân, ngón tay út và hơ ngải cứu vào vị trí đồng ứng mắt như mắt cá tay, mắt cá chân. Kinh nghiệm của tôi là chỉ cần hơ ở bàn tay, ngón tay út và mắt cá tay là đủ. Hơ nhiều chỗ các cháu không thích, làm qua loa hoặc dí sát gây bỏng lại không tác dụng.

Mỗi vị trí yêu cầu chỉ tối đa 2 phút, mỗi ngày cũng chỉ 4-5 lần là đủ.

Điều cần lưu tâm là dùng ngải cứu tốt. Nguyên liệu chủ yếu là cây ngải cứu, hồi quế. Ngày nay người chữa bệnh bằng Diện Chẩn đã đông, nhu cầu ngải cứu nhiều. Tôi đã quan sát thị trường ngải cứu thấy rằng cần cảnh giác. Do nhu cầu lợi nhuận có cơ sở cho ra sản phẩm đẹp mã, quảng cáo hay nhưng nguyên liệu không bảo đảm, nhiều mùn cưa, phẩm màu, không chất lượng.

6 / Tập nhìn xa:
Mục đích tập nhìn xa là để khôi phục khả năng tự điều chỉnh của mắt.

Việc làm này ít ai để ý nhưng tôi thấy rất hữu ích cho người cận. Tôi yêu cầu các cháu ban ngày lúc rảnh rỗi cần tìm chỗ mát phóng tầm mắt nhìn thật xa. Con chim bay, con chuồn chuồn bay .. cứ nhìn theo hút tầm mắt. Ban đêm tập đếm sao (không nheo mắt). Phụ huynh các cháu nhỏ tuổi có sáng kiến: Sắm cho các cháu cái cần câu có cái phao nổi trên mặt nước quẳng ra xa. Cá cắn câu, phao  nhấp nháy, cháu rất thích, câu được cá càng thích và mắt được cải thiện. Có vị sắm cho cháu cái nỏ cao su, trời chiều mát mẻ rủ cháu đi bắn chim. Muốn bắn chim phải đi tìm. Cặp mắt ngó nghiêng cây cối, chẳng bắn được chim nhưng thư dãn, tập nhìn xa. Tập mà chơi, chơi mà tập rất thú vị, chỉ yêu cầu phải có người lớn kèm tránh tai nạn xảy ra.

7/  Kiêng cữ:
Để chữa cận, tôi yêu cầu các cháu bỏ kính. Lúc đầu phụ huynh không thông, tôi phải giải thích: “Càng đeo kính độ cận càng cao, chưa thấy ai đeo kính mà khỏi cận, con cháu các vị đã thay bao nhiêu cặp kính rồi. Mỗi lần thay là một lần tăng độ, đúng không? Tin tôi, bỏ kính ra tôi chữa  cho khỏi cận”. Tôi đã thực hiện được lời hứa. Bây giờ nhiều người đưa con đi chữa cận bằng Diện Chẩn đã tự cất kính ở nhà.

Tôi cũng yêu cầu muốn chữa cận thị phải nghỉ xem tivi, không chơi điện tử, nghỉ học hành, không đọc sách báo trong thời gian chữa. Tôi đã từng phạm sai lầm cho một số cháu cùng làng, xã vừa học, vừa chữa cả năm, độ cận chỉ giảm chứ không khỏi, nghỉ hè chỉ 20 ngày là khỏi mỹ mãn.

Khỏi cận rồi cũng phải nghỉ 5 đến 10 ngày nữa rồi mới trở lại sinh hoạt bình thường. Mục đích phải kiêng là để chống tái cận. Nếu không may tái cận, chữa lại vẫn khỏi nhưng tốn thời gian thêm.
Tôi cũng yêu cầu kiêng ăn cay, nóng như riềng, ớt, sả, tỏi, thịt chó … vì nhớ câu “Vượng hỏa mắt mờ”, cũng kiêng ăn lạnh như kem, đá, nước dừa, nước có ga công nghiệp, nước để trong tủ lạnh … đề phòng hại thận, thị lực cũng giảm.

8/ Phác đồ bổ sung nâng cao thể tạng:
Theo kinh nghiệm của LY Trần Cẩm thì cháu nào da vàng (gan kém)  dùng tam giác gan: 41,50,233; da xạm (thận suy) dùng 1,43,45,300,0; da bợt (huyết kém) dùng  127,63,50,39,37,43,0. Tôi còn phát hiện có cháu mắt ướt, có cháu mắt khô thị lực cũng giảm.

Trường hợp này tôi dùng phác đồ cườm nước cho mắt ướt, cườm khô cho mắt khô. Nếu không hiệu nghiệm tôi dùng phác đồ Tăng tiết dịch cho mắt khô, Giảm tiết dịch cho mắt ướt.

Có cháu hay xây xẩm (huyết áp thấp) tôi dùng bộ tăng huyết áp và bộ thăng.

Riêng về trị huyết áp cao thì chưa bao giớ phải dùng tới.

Có cháu lịm đi độ 1-2 giây, đó là triệu chứng thiểu năng tuần hoàn não. Sách Diện Chẩn có đầy đủ phác đồ chữa trị những chứng nói trên, tôi không chép làm mất thì giờ của quý vị.

Toàn văn phần II “Giải pháp chữa cận thị” là ý tưởng và cách thức xử lý của cá nhân tôi. Ở Quỳnh Phụ tôi là người đầu tiên và duy nhất chữa cận thị bằng Diện Chẩn, có khó khăn, có bế tắc không biết mạn đàm trao đổi với ai, nên tôi có sai sót, có hỏng việc cũng là lẽ thường. Điều đáng mừng là hơn 10 năm qua người khỏi cận càng đông, người không khỏi ít thôi và tuyệt đối an toàn. Người không khỏi độ cận vẫn không tăng, họ lên Hà Nội tới viện mắt TƯ, viện mắt quốc tế để khám ra bệnh rồi quay lại chữa. Chỉ khi khám ra bệnh, vừa chữa trị, vừa chữa cận mới khỏi.

III . Những tình huống phức tạp trong chữa cận thị:

Chữa cận thị bằng Diện Chẩn rất hay, rất vui và cũng lắm gian nan, nhiều tình huống phức tạp nếu không giải quyết  thì cận không khỏi triệt để. Trước đây tôi đã đôi lần nói người nghe không phản ứng gì nhưng sau đó tỏ thái độ nghi ngờ. Vậy nay với giấy trắng, mực đen. tôi nêu người thật, việc thật, tình huống cụ thể để bạn đọc có đủ tư liệu kiểm chứng, tự mình xây dựng niềm tin. Có tin mới quyết học, quyết làm, mới nhân rộng  được người chữa cận bằng Diện Chẩn.

1. Hè 2009 có cháu Nguyễn Văn Bách 18 tuổi ở Minh Tân, Phù Cừ, Hưng Yên. Cháu cận nặng, mang kính 8 điôp, hai mắt lại đỏ sọng như cục tiết. Viện mắt TƯ kết luận là: “Xuất huyết võng mạc”. Kiểm tra mắt cháu xong tôi quyết định : Có chữa xuất huyết võng mạc mới chữa được cận thị. Liệu trình tôi chữa trị như sau:

-Cầm máu: (Chảy máu thì phải cầm máu ngay). Việc này  quá dễ, sách DC đã ghi:16,61,50,37,0 -Chống máu tụ: 156+,7+,50,3+,61+,290+,16+,37,41 Máu đã tụ thì phải viêm nhiễm, sưng nhức. Việc làm tiếp theo là:
-Tiêu viêm: 41,127,19,143 ;26,3,38
          hoặc: 41,50,60,61,85,29
-Giảm đau nhức: 37,73,127,312,104,19,3,39,45,43,300,124,34 Dùng đồ hình mắt ở trán, tai (rất đau).

Sau 2 tháng chữa trị, mắt cháu Bách khỏi cả 2 bệnh. Bố cháu là kỹ sư lâm nghiệp cho tiền để cháu ở nhà trọ chơi một tháng nữa, theo dõi mắt xem có diễn biến gì xấu không. Bách về đi học, bầy giờ là sinh viên trường đại học lao động và xã hội.

Với phác đồ trên, con gái ông Nguyễn Xuân Át ở thủ đô BecLin, cô giáo Trần Thị Minh Hồng ở TPCS Bắc Sơn, Hưng Hà, cũng được chữa khỏi.
      
       2. Cháu Trần Thị Hương, sinh viên năm thứ 4 trường ĐHQG Hà Nội, con gái bác sỹ Trần Văn Hạnh, giám đốc bệnh viện huyện Đông Hưng. Cháu bị cận mang kính 4 điôp. Cháu được mẹ là bà Nguyễn Thị Hương, cán bộ của phòng LĐTBXH huyện đưa đến với Diện Chẩn. 20 ngày đầu chữa trị thuận lợi, thị lực từ 1/10 tăng lên 7/10. Ngày 21 cháu bảo tôi đêm qua nhìn 1 ông trăng thành 8 ông trăng. Chuyện gì lạ thế? Tôi đang băn khoăn thì bác sỹ Nguyễn Hồng Vy ở Diệp Nông (Hưng Hà) gọi điện tới yêu cầu giúp đỡ. Ông bị bệnh song thị, thuốc chữa không khỏi. Tôi rất quý bác sỹ Nguyễn Hồng Vi, ông không hề đố kỵ với phương pháp chữa bệnh mới. Nhờ Diện Chẩn ông được chữa khỏi nhiều bệnh: Viêm đaị tràng co thắt, Di chứng tai biến mạch máu não, Viêm họng, Thoái hóa đốt sống cổ, Sưng nhức răng. Con dâu ông được chữa khỏi viêm kết mạc, viêm giác mạc. Cháu nội ông được chữa khỏi cận thị. Nay ông bị bệnh song thị và sụp mí. Ông điện gọi, tôi phóng xe tới nhà giúp. Xong việc tôi đem chuyện một ông trăng thành 8 ông trăng hỏi. ông trả lời đó là biến chứng của bệnh song thị. Trên đường về, tôi băn khoăn” Biến chứng” là thế nào? Chợt nhìn lên đường điện hạ thế 6 sợi dây song song. Tôi bừng tỉnh. Thì ra mình chưa thấm nhuần lời thầy Châu dạy “Một là tất cả, tất cả cũng chỉ là một”. Nhìn một vật thấy 2 hình là bệnh song thị. Nhìn một ông trăng thấy 8 ông trăng cũng chỉ là song thị mà thôi.
Về đến nhà tôi hăm hở chữa song thị cho cháu Hương. Bẩy ông trăng biến mất nhưng thị lực vẫn 7/10. Buồn quá, tôi bảo cháu Hương về xin bố mẹ cho đi khám bệnh về mắt. Hai ngày sau cháu cho tôi xem kết luận của GSTS ở viện mắt TƯ: “Teo TK”. Tôi suy ra là teo thần kinh thị giác , phác đồ tôi dùng chữa trị là: 4,4b,73,65,131,290,217,267,355,358.

Mắt cháu Hương sáng hẳn ra, thị lực 10/10, cháu chữa bổ sung 5 ngày nữa rồi về đi học. Cháu tốt nghiệp ĐH ra làm cô giáo dạy tiếng Anh ở Hà Nội , đã lấy chồng, có con, mắt vẫn trong sáng. Tôi biết ơn bố mẹ cháu Hương có niềm tin ở Diện Chẩn ngay từ đầu, chấp nhận cho con đi chữa, hợp tác tích cực để chữa cận cho con. Mẹ cháu chăm nuôi đầy đủ, thăm hỏi động viên thường xuyên, khám bệnh chu đáo …. Chữa khỏi cận cho cháu Hương tôi thu được nhiều kinh nghiệm. Sau này các cháu cận thị đến có cùng triệu chứng như cháu Hương tôi không yêu cầu đi Hà Nội khám, tiết kiệm thời gian và tiền bạc cho bố mẹ các cháu.
Tôi cũng nhanh chóng giải tỏa được người bệnh.

3. Ông cán bộ tổ chức của phòng giáo dục huyện Ân Thi tỉnh Hưng Yên đưa con gái đến nhà tôi. Ông cho biết: Con gái ông cận thị nặng đòi sang Thái Bình chữa, ông không tin nhưng chiều con ông cho đi du lịch. “Bây giờ bố con tôi đã vào đây, xin ông nói rõ sự thật “. Tôi vui vẻ bảo ông: “Tất cả các cháu ngồi chật nhà tôi đều cận thị” ông hỏi “Tại sao không đeo kính?” thì các cháu sinh viên chữa cận trả lời thay tôi. Ông đề nghị khám trước cho con ông một lần. Tôi chiều ý ông, bảo con gái ông bỏ kính ra kiểm tra thị lực được 0/10. Cháu ngồi trước mặt tôi, tôi giơ một ngón tay cách 1mét, cháu không nhìn thấy. Căng 2 mi mắt cháu ra xem. Trời ơi! đồng tử quá to, không chần chừ tôi dùng ngay phác đồ mắt mờ gần như mù vì giãn đòng tử: 34,65,179,267,102,100,4,2.

Chẩn trị vừa xong cháu mở mắt ra nhìn quanh nhà rồi kêu lên “bố ơi mắt con sáng rồi”. Bỏ kính trên bàn làm việc của tôi, cháu chạy ra sân hớn hở nhìn trời, nhìn đất, nhìn cây trong vườn, nhìn các bạn cận, sung sướng như bắt được vàng. Bố cháu cảm ơn, xin về chuẩn bị tư trang sang trọ để chữa. Trường hợp này tôi cho rằng : Giãn đồng tử là thật, cận là giả. Đo thị lực rồi cắt kính, đeo kính vào thì cận giả thành cận thật.

Cũng không ít trường hợp như thế này đâu. Mới đây cháu Phạm Nguyên Phương, 9 tuổi, ở ngõ 562/59 phường Bưởi, Tây Hồ Hà Nội, con gái ông Phạm Văn Hòa công tác tại Viện Khoa học Việt Nam, thị lực cháu 0/10 cũng giãn đồng tử. Chỉ một ngày trị bằng Diện Chẩn theo phác đồ trên thị lực đã tăng 3/10. Giãn đồng tử chữa dễ và nhanh, chữa cận giả thành thật tốn khá nhiều ngày nhưng quyết tâm chữa vẫn khỏi.

4. Ông giám đốc C.ty Truyền hình cáp TPHCM có con trai bị cận. Vợ ông đọc bài báo: “Chuyện lạ ở nhà ông Kỳ bấm huyệt” bàn với gia đình cho con đi Thái Bình để chữa, gia đình không tin, không đồng ý. Bà mời được phóng viên nói chuyện trực tiếp, lúc đó gia đình mới tin, cho phép bà đưa con lên máy bay ra Bắc.

Ngày hôm ấy tôi gặp may lớn. Ông Nguyễn Xuân Phát ở khu 2 xã An Hiệp, Quỳnh Phụ cùng con trai là sinh viên Nguyễn Thành Duy đến với Diện Chẩn. Ông Phát bị bệnh viêm võng mạc, con trai ông cận thị. Đương nhiên là cha được chữa trước con. Lần đầu tiên gặp bệnh viêm võng mạc, tôi hồi hộp lo lắng. Sau vài phút thở âm dương khí công, tôi lấy lại bình tĩnh mạnh dạn chữa. Phác đồ như sau:
-4,355,358,45,59,73,175
-Tăng cường chức năng gan: 50,41,233
-Tăng cường chức năng thận: 1,43,45,300,0 Tiêu viêm: 127,38,61,143 (Đã tinh giảm)

Thao tác vừa xong ông Phát tròn mắt nhìn tôi rồi thốt lên: “Thuốc tiên à?!”, lúc đến mắt mờ mịt, bây giờ bừng sáng, ông sướng quá ngồi bệt trên nền thềm xi măng xem tôi chữa cận cho con trai . Việc ông Phát giảm bệnh nhanh làm tôi hứng khởi, tôi cũng bấm bộ huyêt trên cho cháu Duy, không ngờ vừa xong cháu nhìn lên bức trướng mừng thọ mẹ tôi treo trên tường rồi quay lại cười rạng rỡ: “Ông ơi mắt cháu sáng hẳn ra, nhìn rõ cả mỏ con hạc rồi!”. Vừa đến lượt bé trai Sài Gòn, tôi đang hứng khởi cao độ, bấm luôn bộ huyệt trên. Bé Sài Gòn từ tốn ra ôm mẹ:’’Má ơi mắt con sáng rôì”. Tôi hồi hộp quá, tim loạn lên phải ngồi thở một lúc. Bình tâm trở lại tôi mới giật mình. Sao lại chữa viêm võng mạc cho cả ba ?  Hóa ra cả 2 cháu cận cùng có gốc bệnh là viêm võng mạc. Tôi im lặng vừa  bấm trị cận vừa bấm trị viêm võng mạc, không dám nói cho phụ huynh các cháu biết chuyện, sợ hoang mang. Năm ngày sau bé Sài Gòn được mẹ đưa đi Hà Nội tới viện mắt TƯ khám, kết luận hết cận. Bà quay lại nhà tôi cám ơn rồi gửi tôi một khoản tiền tài trợ cho bé gái ở thôn Hải An, xã Quỳnh Nguyên. Bé gái này nhỏ tuổi, nhà nghèo, đi chữa cận mà không được mẹ mua cho ăn quà sáng, cháu đói, khóc... Tôi đã trao tiền cho mẹ cháu đầy đủ và gọi điện để mẹ cháu cám ơn bà.Tôi cũng xin cám ơn bà đã cho tôi tận mắt nhìn thấy nghĩa cử cao đẹp của một công dân thành phố mang tên Bác.

Những tình huống phức tạp trong chữa cận thị còn nhiều lắm, tôi chưa thể viết hết ra một lần. Tự thấy có xử lý được những tình huống đó thì hiệu quả chữa cận mới cao. Tôi còn kém cỏi lắm, nhiều trường hợp xử lý không được, không biết mạn đàm với ai, đành bó tay, trong lòng đau đáu phiền muộn, chỉ còn biết tự an ủi bằng câu: “Chữa được bệnh chẳng ai chữa được mệnh trời”.
      
Như vậy những gì cần làm, tôi đã làm, những gì cần đạt, tôi đã đạt. Dù rằng sự đạt được còn quá nhỏ nhoi, quá chật vật, quá điêu đứng. Giờ đây tôi hoàn toàn bình tâm, thư thái đánh giá những gì tôi làm được là nhờ có trí tuệ uyên bác của GSTSKH Bùi Quốc Châu soi sáng, có kinh nghiệm hay của các lương y Diện Chẩn tài danh. Tôi chỉ là người mẫn cảm với cái mới, ham học hỏi, học rồi thấy hay thì làm, làm rồi thấy tuyệt vời thì say, say rồi thì học nữa, làm nữa. Càng làm càng thấy đem lại lợi ích thiết thực to lớn cho người bệnh và gia đình người bệnh.

Tôi rất vui và cũng rất lo. Thông tin về Diện Chẩn chữa cận thị còn chưa được tuyên truyền quảng cáo, thế mà người cận ở nhiều tỉnh thành xa đã đến, còn đến. Cả huyện Quỳnh Phụ chỉ có mình tôi làm, quá tải lắm rồi. Hè 2012 lần đầu tiên ở xã An Lễ có 5 học sinh cận đến với Diện Chẩn. Phụ huynh các cháu cho biết chỉ riêng lớp 6 trường PTCS An Lễ có 29/36 HS mắc bệnh cận, chiếm tỷ lệ 80.55%. Cô giáo chủ nhiệm Đoàn Thị Hiền đã xác nhận thông tin đó là chính xác. Ở làng quê mà cận đã thế ở thành phố ai thống kê đâu mà biết?

Tôi cho rằng càng ngày cận càng gia tăng, liệu đến lúc nào đó có thành vấn nạn xã hội? Chuyện xa vời đó chẳng biết làm sao cứ ám ảnh tôi, giờ đây tôi mong  ai đó có tâm, có tầm, có bản lĩnh, có thẩm quyền nhận thức ra cái hay tuyệt vời của Diện Chẩn, khuyến khích mọi người học và làm Diện Chẩn để tôi khỏi phải đơn thân độc mã vật lộn trên cánh đồng hoang rộng lớn bao la, để đông đảo nhân dân được hưởng lợi ích to lớn do Diện Chẩn đem lại và để Việt Y đạo thật sự trở thành đạo chữa bệnh của người Việt Nam. Được như thế sẽ đem lại tự hào cho dân tộc./.

Kì Huyệt và Bí Huyệt

Bộ Huyệt Diện Chẩn


Huyệt Tứ Phùng: 
a)      Phương pháp tìm huyệt:
Nơi bàn tay giữa lóng thứ 2 và thứ 3 có lằn gnang, giữa lằn ngang này là vị trí của huyệt, kể từ ngón trỏ, ngón giữa, ngón vô danh và ngón út. Mỗi bên 4 huyệt, hai bên có 8 huyệt.

b)      Chủ trị :
Trẻ nhỏ bị cam tích

c)      Nhận xét chung:
Phàm trẻ con mặt vàng ốm yếu, ăn nhiều bụng to, cuống rún lồi ra, bụng nổi gân xanh, hay khóc, tiêu chảy, nơi ấn đường có gân tía hiện lên là chứng cam tích. Nên dùng kim 3 khía châm nhẹ nơi huyệt này lấy ra nhữnt sợi gân trắng dài lối 2,3 tấc. Theo phương pháp này vài lần chứng cam tích được hết.

Huyệt Thượng Tiên:

Trạch điền mạch, thuộc Bí huyệt.

a)      Phương pháp tìm huyệt:
Vị trí huyệt này ở dưới xương sống thứ 5 (giữa Tiên cốt và Chỉ cốt).

b)      Chủ trị:
Nhức lưng, bịnh trĩ, các chứng bịnh của phụ nữ.

c)      Nhận xét chung:
Hơ nóng huyệt này 1 ngày 1 lần, mỗi lần vài phút, trị chứng phong thấp, nhức lưng hoặc lớn tuổi hay  nhức xương sống. Dùng pháp trí châm (1,2 ngày đổi kim một lần) những chứng đau lưng nặng theo phương pháp này liên tục 2 hay 3 tuần chẳng những hết bịnh mà bịnh không bao giờ tái phát. Cũng có thể dùng ống giác hơi đều có công hiệu như nhau.

HUYỆT GIÁP PHÙNG: (Tân huyệt)

a)      Phương pháp tìm huyệt:
Nơi hai xương bả vai giáp lại, để người bịnh ngồi ngay, co hai cùi chỏ lại để ngang lên ghế, nơi xương bả vai có đường gân nổi lên lấy tay nhận xuống hơi đau là vị trí của huyệt.

b)      Phương pháp châm cứu:
Bảo người bịnh ngồi yên đừng xê dịch, lấy tay dè xuống, tay mặt châm vào dưới Giáp cốt sâu 1 tấc. Những chứng nhức bả vai lâu ngày không nhẹ châm huyệt này 1 lần thì dứt hẳn. 

c)      Chủ trị:
Thần kinh ở bả vai đau nhức, hoặc phong thấp làm nơi đây nhức mỏi.

d)      Nhận xét chung:
Huyệt này từ đời nhà Minh trở về trước chưa khai thác, đến đời nhà Thanh trong quyển Châm cứu có ghi thêm 2 huyệt này, châm sâu 3 phân trị các chứng kể trên rất công hiệu.

Huyệt Lạt Ma: (Tân Kinh huyệt)

a)      Phương pháp tìm huyệt:
Phía sau lưng, giữa huyệt Kiên trinh và huyệt Khúc viên dưới 2 phân là vị trí của huyệt.

b)      Phương pháp châm cứu:
Châm sâu 2 hay 3 phân, mũi kim hướng về huyệt Đại chùy đâm vào 1 tấc 5. Không nên châm thẳng trúng màng hông rất nguy hiểm. Lúc ban đâầ nên dùng mao châm đâm huyệt Thiếu thương, huyệt Kim tân, huyệt Ngọc dịch cho ra máu và cách một ngày mới châm huyệt này.

c)      Chủ trị:
Cuống họng sưng kinh niên, đàm xuyển, tiếng nói không rõ, ho đàm phát nóng, uống nước đau, có lúc cuống họng bị khô, có hiện tượng sung huyệt.

d)      Nhận xét chung:
Nếu cuống họng khô khan mãi nên dùng kim kích thích huyệt này thì bịnh được nhẹ. Kích thích cũng tùy theo bịnh nặng hay nhẹ như ăn uống vào đau dữ dội thì nên k1ich thích mạnh làm cho hết đau. Nếu họng khô khan khác thường thì nên kích thích nhẹ. Bịnh nhơn không nên nói lớn tiếng và nói nhiều, cử ăn đồ kích thích, cứng và hút thuốc, uống rượu.

HUYỆT NHẬP TUYÊN (Kỳ huyệt)

a)      Phương pháp tìm huyệt:
Nơi đầu 10 ngón tay móng hơn 1 phân là vị trí của huyệt.

b)      Chủ trị:
Bịnh ở cổ, huyết áp cao, dạ dày và ruột sưng cấp tính, co rút. Màng óc sưng, nhiệt độ lên cao, trúng phong, bất tỉnh nhân sự, hôn mê, dịch tả, trẻ nít kinh phong

c)      Nhận xét chúng:
Dùng kim 3 khía châm 10 đầu ngón tay ra máu cứu sống những người tự nhiên ngã ra bất tỉnh. Nếu nặng nên hợp với 12 tỉnh huyệt và huyệt Nhơn trung châm cho ra máu. Khi châm nên quan sát bịnh tình để các huyệt khác tìm phương trị liệu.

Huyệt Lang (Tân huyệt)

Huyệt này có tên Cao huyết áp, sơ đồ thấy ở Kinh Túc Dương minh. 

a)      Phương pháp tìm huyệt:
Giữa huyệt Túc Tam lý và huyệt Thượng cự hư nhận tay nơi đây có cảm giác đau là vị trí của huyệt. (dưới huyệt Túc Tam lý 1 tấc 5)

b)      Chủ trị:
Huyết áp cao, ruột sưng.

c)      Nhận xét chung:
Châm sâu 1 tấc đến 1 tấc 5, để kim lâu 4 giờ mới lấy, 4 giờ sau lại châm và cũng để lâu như thế cứ thể liên tục trong 2 ngày thì bịnh lành. Hơ nóng 20 phút. Phối hợp với huyệt Khí Hải, hơ nóng huyệt Thần khuyết độ 1 giờ để trị bịnh bao tử.

Huyệt Giáp tích (kỳ huyệt)

Huyệt này có tên Trửu chùy.

a)      Phương pháp tìm huyệt:
Nằm sắp , hai tay thẳng theo mình, dùng dây để ngang 2 cùi chỏ giữa xương sống ngang lằn giây chấm 1 điểm, cách nơi chấm này ra hai bên mỗi bên 6 phân đến 1 tấc, nhận xuống có cảm giác đau là vị trí của huyệt.

b)      Phương pháp châm cứu:
Đầu kim hướng ra ngoài châm sâu 5 phân.

c)      Chủ trị:
Hợp với huyệt Ủy trung trị đau lưng.

d)      Nhận xét chung:
Hoa Đà có phương pháp xâm nơi huyệt Giáp tích cách nhau chừng 1 đốt xương. Châm hai bên, mỗi bên một huyệt, đầu kim day ra phía ngoài hoặc day xuống, châm sâu 5 phân để trị đau lưng. Hợp với Ủy trung đó là nguyên tắc phù hợp.

HUYỆT THÁI DƯƠNG (KỲ HUYỆT)

a)      Phương pháp tìm huyệt:
Phía ngoài khóe mắt có chổ hủng xuống, tring khi miệng nhai nơi đây có gân nổi lên, đè có động mạch nhảy là vị trí của huyệt. Miệng hơi hả ra để tìm huyệt.

b)      Phương pháp châm cứu:
Châm sâu 1 tấc 5.

c)      Chủ trị:
Đau một bên hây cả đầu. ảm mạo đầu sưng, đầu choáng váng nảo sung huyết, hôn mê bất tỉnh.

d)      Nhận xét chung:
Khi đâm kim vào huyệt này nên vặn kim nhiều lâầ để có sự kích động. Nhờ sự kích động này mà những chứng bịnh ở đầu được nhẹ. Nếu chưa được nhẹ thì châm lại như lần trước làm như thế độ 3 lần thì hết.

HUYỆT ẤN ĐƯỜNG:

a)      Phương pháp tìm huyệt.
Giữa hai đầu chân mày giáp lại là vị trí của huyệt.

b)      Phương pháp châm cứu:
Châm sâu từ 2 đến 3 phân, đầu kim day xuống, châm lẻo da dùng kim 3 khía châm cho ra máu.

c)      Chủ trị:
Trẻ con kinh phong, nhức đầu choáng váng sưng màng óc, đứng một chỗ mất thần, đổ mồ hôi đầu, châm bao.

d)      Tham khảo các sách:
Sách Y Học Cương mục nói: đầu nặng như treo đá, trước châm huyệt này thấy đến huyệt Toán trúc phía trái, sau châm thấu qua bên phải.

Ca Ngọc Long nói: nhức đầu ói mửa, mắt thấy hoa đốm, châm huyệt này hết liền.

e)      Nhận xét chung:
Trẻ con kinh phong hôn mê bất tỉnh hơi thở chậm nên châm huyệt này hướng về sống mũi châm sâu nửa tấc, độ 1 khắc thần thức hội lần lần tỉnh lại, châm thêm huyệt Hiệp cốc, huyệt Thân trụ, huyệt Khúc trì thì được hết ngay.

HUYỆT TÂN THỨC (Kỳ huyệt)

a) Phương pháp tìm huyệt:
Từ huyệt Phong trì dưới mé tóc 1 tấc 5 xương cổ thứ 3, 4 cách mỗi bên 1 tấc 5, ngoài gân lớn sâu vô là vị trí của huyệt.

b) Phương pháp châm cứu:
Châm sâu 3 đến 5 phân. Ôn cứu 5 đến 15 phút.

c) Chủ trị:
Cổ cứng đơ, Thần kinh sau ót đau, gân cổ co rút hay bị thương, vai lưng cổ nhức, yết hầu đau.

d) Nhận xét chung:
Trật gối, trặc cổ, trước châm huyệt Hiệp cốc, sau châm huyệt này vài phút chăm thêm huyệt Tuyệt cốt từ 30 phút đến 1 giờ đầu cổ có thể day trở được.

HUYỆT TRẠCH TIÊN (Kỳ huyệt)

Tức huyệt Trạch hạ.

a)      Phương pháp tìm huyệt:
Từ huyệt Xích Trạch nhìn thẳng xuống ngón tay giữa, dưới huyệt Xích trạch 1 tấc là vị trí của huyệt.

b)      Phương pháp châm cứu :
Châm sâu 5 phân

c)      Chủ trị:
Giáp trạng tuyến nở lớn (bướu cổ)

d)      Tham khảo các sách:
Tạp chí Châm cứu nói: huyệt này dưới huyệt Xích trạch 1 tấc. Những chứng yết hầu nguy hiểm trị rất công hiệu

e)      Nhận xét chung:
Huyệt này trị Giáp trạng tuyến nở lớn rất hay, trước châm huyệt Thiên Đột, huyệt Kiên tỉnh sau châm huyệt này (lối 3 phút) để kim nửa giờ dùng kim mai hoa đánh nhẹ lên chung quanh cục bướu ở cổ để thần kinh bị kích động làm cho cục bướu lần lần nhỏ lại.

12.HUYỆT KIM TÂN. 

Huyệt này có tên Ngọc dịch, thuộc Kỳ huyệt.

a)      Phương pháp tìm huyệt:
Lè lưỡi ra, dưới lưỡi có hai đường tỉnh mạch hơi tía bên trái là huyệt Kim tân bên phải là huyệt Ngọc dịch.

b)      Phương pháp châm cứu :
Dùng kim châm sâu 2 phân cho r máu.

c)      Chủ trị:
Miệng lở, lưỡi sưng, hạch hầu sưng một bên, đái đường, hầu nhỏ, thắt ruột.

d)      Nhận xét chung:
Trước dùng nước nóng súc miệng, bảo bịnh nhân l lưỡi, thuật gia lấy tay trái cầm gòn để lên đầu lưỡi hoặc dùng kiềm kéo đầu lưỡi ra hơi cong lên càng tốt. Tay mặt dùng kim 3 khía châm vào hai đường gân tía dưới lưỡi cho ra máu bầm, đoạn dùng nước nóng súc miệng cho sạch. Phương pháp này còn trị được chứng hai lưỡi hoặc đầu lưỡi lở như bông sen.

13. HUYỆT ĐIÊU SƠN : 

(Tân huyệt - thấy ở Kinh Túc Dương minh)

a)      Phương pháp tìm huyệt:
Vị trí của huyệt nằm giữa huyệt Giải khê và Độc tỷ phía ngoài xương Kỉnh cốt (ống quyển) 1 lóng tay.

b)      Phương pháp châm cứu:
Mũi kim châm hướng về huyệt Thừa sơn, sâu 2 đến 3 tấc và để kim lâu 5 đến 10 phút.

c)      Chủ trị:
2 tay nhức không đưa lên được. Phong thấp cấp tính làm nhức lưng.

d)      Nhận xét chung:
Khi châm mũi kim hướng về huyệt Thừa sơn, không nên xuyên thấu ngoài da, châm có cảm giác phóng xạ đến lưng thì ngưng. Không nên châm quá mạnh, một mũi có thể quan xuyến vị kinh và bàng quang kinh, trị 2 tay thuộc Dương kinh tê nhức, phong thấp cấp tính làm lưng đau.

14. HUYỆT TRẠCH ĐIÊN HIỆP CỐC.: (Tân huyệt)

a) Phương pháp tìm huyệt:
Bên trong mắt cá phía dưới có một lỗ hủng tức phía dưới huyệt Dương khê nơi có động mạch là vị trí của huyệt.

b) Chủ trị:
Vành mắt sưng, sưng giác mạc, võng mạc sưng, thị lực suy kém, dưới đáy mắt ra máu, huyết áp cao.

Huyệt này mới do ông Trạch Điền Kiên phát minh, soạn giả quan sát chỉ châm một huyệt mà trị được các chứng kể trên rất công hiệu. Mắt sưng vì một vật nhọn đâm, tả huyệt này đa số chỉ 1 lần thì hết.

Trúng phong hay noãn sào bịnh, đốt một lần cũng hết ngay.

15. HUYỆT THẬP KỲ. (Huyệt lạ) 

a) Phương pháp tìm huyệt.
Tại phía trong góc móng tay (ngang huyệt Thiếu thương,huyệt Thương dương, Thiếu trạch) hai tay cộng thành 10 huyệt và phía góc trong móng chân (ngang với huyệt Ẩn bạch, huyệt Lệ đoài) 2 chân cộng thành 10 huyệt, dùng kim 3 khía châm cho ra máu.

16. HUYỆT THẬP TUYỆT. (kỳ huyệt) 

a) Tại góc móng tay phía ngoài (ngang với Thiếu xung) hai tay cộng 10 huyệt, tại góc móng chân (ngang với huyệt Khiếu Âm, Chí âm) 2 chân cộng thành 10 huyệt. Dùng kim 3 khía châm cho ra máu.

b) Chủ trị:
Điên cuồng, động kinh ngây dại

c) Nhận xét chung:
Chứng điên cuồng phải phân biệt dương kinh và âm kinh. Phàm chứng điên cuồng do dương kinh phát sinh. Lúc động kinh bịnh nhân hoa mắt ngã té, rút gân, nẩy ngược kêu la, trứơc châm huyệt Thập tuyên, huyệt Thập kỳ, huyệt Thập tuyệt để tả tà khí Khai các khiếu khiến cho tinh thần thanh tỉnh. Sau khi tri giác đã khôi phục, nên thẩm xét bịnh tình hư thiệt sẽ châm các huyệt nơi Nhâm mạch và Đốc mạch để làm cho hết tê. Châm đỉnh huyệt ở tứ chi để giáng đàm khí huyết lưu thông, hoặc châm du huyệt cho ngũ tạng bài tiết sức nóng, hay dùng kim châm bổ để phấy khởi thâầ kinh. Nêế chứng động kinh lúc chưa phát khởi không nên châm huyệt Thập tuyên, thập kỳ, thập tuyệt, hoặc đã châm rồi không nên châm đi châm lại.

HUYỆT NỮ TẤT (Kỳ huyệt)

a) Phương pháp tìm huyệt:
Sau gót chân trên thịt trắng là vị trí của huyệt.

b) Phương pháp châm cứu:
Đốt từ 7 đến 15 liều.

c) chủ trị:
Chân răng sưng, làm mủ.

d) Tham khảo các sách:
Sách Hán Dược Thần Hiệu Phương nói: trị giật mình, hồi hợp, điên cuồng, nấc cụt. Hàm bên trái lủng lỗ máu mủ chảy không dứt trải aua 3 năm, đốt huyệt này 1 tháng thì lành.

18. HUYỆT CỨU HAO. (Kỳ huyệt)

a) Phương pháp tìm huyệt:

Lấy giây vòng lên cổ phía trước kéo xuống đầu xương ức. Kéo trở ra phía sau, chính giữa chót sợi giây ngay sau lưng là vị trí của huyệt.

b) Phương pháp châm cứu:
Đốt 7 liều

c) Chủ trị:
Chỉ khí quản sưng, thở khò khè.

d) Nhận xét chung:
Khi gặp bịnh suyển dữ dội trước hết châm huyệt Hiệp cốc, huyệt Liệt khuyết để làm bớt suyển, kế đến đốt huyệt này, có lúc nên hợp với huyệt Trung uyển, đốt huyệt Ngủ trụ, cách 1 ngày trị 1 lần.

19. HUYỆT TRUNG KHÔI (KỲ HUYỆT)

a) Phương pháp tìm huyệt:
Khớp xương thứ 2 ngón tay giữa, co tay lại tìm huyệt.

b) Phương pháp châm cứu:
Đốt 3 liều.

c) Chủ trị:
Ống thực quản teo, hẹp, ăn uống giảm lần bao tử thòng, ói, đồ ăn, nghẹn, lang ben (bạch biến)

d) Tham khảo các sách:
Sách Thọ thế nói: lỗ mũi chảy máu lấy chỉ cột huyệt này tức ngùng chảy, chảy lỗ bên trái cột bên phải, chảy lỗ bên phải cột bên trái chảy 2 lỗ cột hai bên.

e) Nhận xét chung:
Huyệt này trị lang ben rất hay, không nên đốt nhiều làm thiếu máu nên sinh phản ứng không tốt.

20. HUYỆT HUYẾT SẦU: (Kỳ huyệt)

a) Phương pháp tìm huyệt:
Trên đốt xương sống thứ 14 đối ov71i rún phíatrước

b) Phương pháp châm cứu :
Châm sâu 1 tấc.

d) Chủ trị:
Bịnh trỉ lòi trê. Hậu môn sưng ngứa.

e) Tham khảo cácsách:
Sách Bữu Giám nói: 1 huyệt trong hai sợi gân, một huyệt ngoài gân lớn.

Sách Y học Cương Mục nói: Mạch Thủ Khuyết Âm, châm sâu 3 phân tả 2 bên.

Ca NgọcLong nói 4 huyệt Nhị bạch trị trĩ lậu hay ngứa hoặc ra máu.

21. HUYỆT TẤT NHÂN

Huyệt này có tên Tất Mục – (Kỳ huyệt)

a) Phương pháp tìm huyệt:
Phía dưới đầu gối 2 bên có 2 lỗ sâu là vị trí của huyệt.

b) Phương pháp châm cứu:
Châm sâu 5 phân, cấm đốt.

c) Chủ trị:
Cước khí

d) Tham khảo các sách:
Sách Ngoài Đài nói: Đốt huyệt này trị cước khi.
Sách Đồ Dực nói: châm 5 phân, cấm đốt. 

Hỗ Trợ Điều Trị Cao Huyết Áp Bằng Diện Chẩn

CAO HUYẾT ÁP


Tăng huyết áp là một bệnh rất phổ biến ở các nước Âu, Mỹ. Ở nước ta, bệnh này đang có xu hướng tăng lên, mặc dù tỉ lệ còn thấp hơn so với các nước khác.

Điều trị Nội khoa có nhiều tiến bộ vì mang tính toàn diện, nhưng hiện nay chưa có phương pháp đặc hiệu để có khả năng giảm huyết áp xuống mức bình thường một cách lâu dài. Chì có thể làm giảm nhất thời khi huyết áp tăng quá cao và hạn chế những tai biến có thể xảy ra. 

Người ta cũng chỉ biết được một vài khâu trong toàn bộ cớ chế sinh bệnh tăng huyết áp nên việc phòng tránh bệnh và ngừa những biến chứng cũng khó khăn, ít kết quả. (Đặng Văn Chung : điều trị học II) 

Sơ lược về bệnh cao huyết áp qua Đông Y và Tây Y

A. TÂY Y

1. Bệnh học : Tăng huyết áp là hậu quả của một cơ chế phức tạp trong đó thần kinh đóng một vai trò quan trọng, sau đó là Thể dịch và Nội tiết. Do thần kinh luôn luôn ở trong tình trạnh kích thích nên các động mạch nhỏ ngoại biên co lại, ban đầu còn thuộc cơ năng nghĩa là hồi phục được, sau dần dần thành thực thể gây xơ cứng các động mạch nhỏ, nghĩa là không hồi phục được nữa Huyết áp tăng vĩnh viễn. 

* Tăng huyết áp: là hậu quả của nhiều bệnh (gọi là Cao huyết áp thứ phát) như:

 a. Thận

Viêm thận cả hai bên
Bệnh mà tổn thương chỉ ở một bên Thận như:Lao, sỏi, teo thận hậu phát hay bẩm sinh.

b. Động mạch:

Hẹp động mạch chủ bẩm sinh.

Hẹp động mạch thận.

Viêm tắc động mạch do xơ cứng.

c. Nội tiết:

Cường tuyến Yên hay Thượng Thận.
U tuyến Thượng Thận.

Tăng huyết áp được coi như là một bệnh nếu không tìm thấy nguyên nhân nói trên (gọi là Cao huyết áp nguyên phát). Gần đây người ta phát hiện TÂM NHĨ tiết ra chất Auracline làm giảm huyết áp. 

2. Các thể bệnh:

Thể nhẹ: huyết áp tối thiểu từ 95 đến 104mmH.
Thể vừa: huyết áp tối thiểu từ 105 đến 115mmHg.
Thể nặng: huyết áp tối thiểu cao hơn 115mmHg.

- Xuất hiện biến chứng : Mắt, thận, Tim

- Biến chứng nhanh. 

Phân loại theo tuổi: Tuổi nào cũng có thể  bị tình trạng này nặng hay nhẹ, nhưng nói chung thể nặng thường xảy ra ở người tuổi trẻ (dưới 40), thể nhẹ xảy ra tuổi người già (trên 60). 

3. Biện pháp điều trị:

* Chế độ ăn uống: Ở người mập nên hạn chế  thực phẩm nhiều calo (trong thực đơn để làm gầy bớt, nên hạn chế Na(Muối) dưới 5g mỗi ngày, nên hạn chế chất béo. Nên sử dụng dầu ăn,  tránh dùng mỡ động vật, bơ. Hạn chế đường, bột. Nên kiêng cữ: rượu, thuốc lá, trà.

* Chế độ làm việc: Tránh lao động quá sức, tinh thần căng thẳng, lo lắng, sợ sệt, tránh thức khuya. Lao động chân tay vừa phải là tốt nhất, thực hiện thể dục thể thao nhẹ hằng ngày. 

B-ĐÔNG Y

1. Nguyên nhân và Cơ chế sinh bệnh:

Nguyên nhân thường là do mất cân bằng Âm Dương của CAN, THÂN. Can âm hư thì can dương vượng, Can Dương  vượng thì can âm hư. Can âm hư còn có nguyên nhân do Thận âm hư. Thận âm hư làm ảnh hưởng đến thận dương làm cho Âm dương còn hư. Ngoài ra còn có các  nguyên nhân tính khí thất thường, đàm thấp, đàm hỏa, nội phong huyết ứ , làm cho bệnh càng phức tạp hơn. 

2. Triệu chứng:

Can hư Dương vượng: Nhức đầu, bứt rứt, vật vã, dễ cáu gắt, mắt đỏ, miệng khô, táo bón, rêu lưỡi vàng, mặt đỏ, Mạch huyền và mạch sắc.
Âm hư Dương vượng: Chóng mặt, ù tai, đau lưng, mỏi gối, mất ngủ, hay mộng  mị,  sắc mặt tái nhợt, chân tay tê dại, đái rát, đái đêm nhiều, di tinh, liệt dương, chất lưỡi nhạt, mạch Trầm tế.

C. Theo DIỆN CHẨN - ĐIỀU KHIỂN LIỆU PHÁP

1. Nguyên nhân:

Như Tây Y và Đông Y đã phân tích. Ngoài ra còn thấy thêm: 

Do không biết cách sinh hoạt và ăn uống, ví dụ: làm việc đầu óc căng thẳng, không biết cách thư giãn, không biết cách sắp xếp công việc hay ăn những thức ăn quá mặn, quá lên men, thức ăn và đồ uống có nhiều chất kích thích như: cà phê,rượu, trà…Có thói quen tắm đêm bằng nước lạnh, đêm nằm ngủ để quạt máy. Do ảnh hưởng của xã hội công nghiệp, môi trường ồn ào, căng thẳng xung quanh. 

2. Triệu chứng:

Ngoài các triệu chứng như Tây Y và Đông Y đã trình bày, chúng tôi nhận thấy bệnh nhân CAO HUYẾT ÁP thường có triệu chứng cứng và mỏi cổ, gáy, nhức thái dương, nổi gân tthái dương và gân trán, chóng mặt, tê cứng chân tay, mệt tim. Mắt nóng, khó ngủ, căng đầu, nhức đỉnh đầu, mạch cổ căng cứng đập mạnh.

Nếu dò bằng que dò Diện Chẩn sẽ thấy ấn đau ở các huyệt 

26-65-51-3-188-173-143-85-87-51-39-60(bên trái)-300-0(bên trái)-14-15-16-180-100-57 

3. Điều trị

Dùng một (hoặc phối hợp) trong nhiều cách sau đây:

+ Vuốt bằng tay hay Que cào vùng thái dương và giữa 2 đầu mày (vùng ấn đường) xuống đến Sơn căn (tránh: vuốt mạnh và đụng đầu mũi sẽ phản tác dụng) trong vòng 3-5 phút.

+ Luân phiên Day Ấn nhẹ bằng QUE DÒ các huyệt 14-15-16-180-61-3-39-87-51

+Dùng búa gõ các huyệt 85-87 một cách đều đặn nhẹ nhàng và liên tục. 

4. Phòng bệnh 

Cữ ăn thức ăn mặn, thức ăn lên men (mắm, cơm rượu), thuốc lá, cà phê, rượu, nói nhiều, cãi vã. Tránh: thay đổi thời tiết và nhiệt độ đột ngột, đi chơi thể thao  rồi về tắm nước lạnh, tắm tối bằng nước lạnh, ngủ ban đêm dưới quạt máy, sáng sớm ngủ dậy ra ngoài sân tập luyện ngay. 

Một lối sống điều hòa, quân bình là biện pháp tốt nhất để phòng tránh bệnh Tăng huyết áp.